Dạo qua khắp nơi ngõ ngách của facebook thì vẫn thấy món chân gà ngâm nổi bật. Trong số đó cón món chân gà sa tế cóc non này. Đây phải nói là món món ăn quốc dân sau những món chân gà ngâm sả tắc, chân gà trộn xoài xanh, chân gà sốt thái... Cách làm được thay đổi, thêm bớt gia vị và các nguyên liệu khác nhau, tuy nhiên món chân gà sa tế trộn cóc này vẫn được lòng rất nhiều người. Khi ăn món chân gà sa tế với cóc non này, bạn sẽ cảm nhận sự kế hợp hài hòa giữa sự giòn dai, sần sần của chân gà quyện với vị chua chua gion giòn của cóc non, thêm nước sốt mặn ngọt cay cay. Từng miếng cóc non, từng chiếc chân gà thấm đậm vị sốt thơm nồng, quả thật nhìn không thôi đã "thòm thèm:. Hôm nay hãy cùng Mình vào bếp với công thức chân gà cóc non hấp dẫn này bạn nhé. Nguyên liệu chuẩn bị Chân gà:0.5kg Cóc bao tử: 30 gr Nước mắm: 70 ml Nước cốt me: 50ml Đường thốt nốt: 70gr Qủa quất: 30gr Gừng:10 gr Sả:10 gr Ớt bột:10gr Ớt tươi:10 gr Lá chanh: 10gr Các bước thực hiện Bước 1: Chân gà rửa sạch với muối hoặc rượu trắng cho hết mùi tanh. Sau đó, cho vào nồi luộc cùng gừng đập dập, sả cắt khúc trong khoảng 7 – 10 phút. Sau đó vớt chân gà ngâm vào âu nước lạnh (có thể thêm một ít đá), cách làm này sẽ giúp cho chân gà dai và giòn hơn. Bước 2: Cóc bao tử gọt vỏ, rửa sạch rồi bổ làm tư sau đó ngâm vào nước đá cho cóc giòn. Bước 3: Cho nồi lên bếp, cho nước mắm + đường + nước cốt me + ớt (định lượng như trên) đun sôi thành hỗn hợp chua ngọt rồi để nguội. Có thể nêm nếm lại cho hợp khẩu vị. Bước 4: Cho chân gà vào tô to cùng sả thái lát, quất xanh bổ đôi, cóc và nước sốt vào trộn đều. Bước 5: Khi các nguyên liệu đã quyện đều với nhau thì cho vào tủ lạnh khoảng 2 tiếng để ngấm gia vị, sau đó có thể thưởng thức ngay. Chỉ với đâu đó 5 bước đơn giản là bạn đã làm được ngay được món chân gà sa tế cóc non ngon và hấp dẫn. Với nguyên liệu dễ tìm mua ở các chợ hoặc siêu thị, cách làm đơn giản và mất nhiều thời gian, bạn còn chần chừ gì mà không lưu ngay công thức này nhé. Đừng quên theo dõi chuyên mục Đồ ăn vặt để cập nhật những hướng dẫn làm những món ăn vặt mới nhất. Chúc bạn thành công và đừng quên chia sẻ bí quyết của mình với bạn bè, người thân.
Sung muối truyền thống là kiểu muối chua cả quả sung (có thể muối cả chùm quả luôn cũng được). Với cách muối này, sung sẽ được ngâm hỗn hợp nước muối trong thời gian lâu mới đảm bảo ngấm. Khi thưởng thức, sung muối cả quả có vị chua giống với dưa muối nhưng khi nhai kỹ sẽ thấy bùi dịu hơn. Cái đặc biệt của sung muối là: nếu như dưa muối để 3 - 4 ngày không ăn hết là chua loét, thành dưa khú thì sung muối nguyên quả lại có thể ăn dai dẳng cả nửa tháng mà vị vẫn không thay đổi là mấy. Xem thêm: Món ngon hàng ngày Nguyên liệu chuẩn bị Sung nếp: 2kg Đường Muối trắng Tỏi, riềng già, ớt tươi Lọ đựng: Lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa Các bước làm sung muối Bước 1: Sơ chế nguyên liệu - Đối với sung Sung hái về các bạn cắt bỏ phần cuống rồi cho quả vào ngâm với nước muối loãng để loại bỏ phần nhựa sung, sau đó rửa kỹ lại 2.3 lần với nước (các bạn không chà mạnh quả kẻo vỏ trật muối dễ hỏng) sau đó để ráo nước. - Đối với nguyên liệu khác Tỏi khô bóc vỏ thái lát; riềng già các bạn rửa sạch, cạo hết vỏ rồi cũng thái lát; ớt bỏ cuống rửa sạch để ráo. Chú ý: Sau khi rửa sạch, sung cần để khô, không dính nước lã. Nếu có nước lã khi muối sung sẽ nhanh bị lên váng, không để được lâu. Bước 2: Làm sung muối Dùng khoảng 2 lít nước sôi để ấm ấm ấm rồi cho 100g muối hạt, 60gr đường, tỏi, riềng, ớt vào rồi đảo đều cho đường và muối tan hết. Sung đã sạch xếp đều sung, riềng, tỏi, ớt vào hũ đựng, không xếp đầy quá miệng. Đổ hỗn hợp nước muối sung vừa pha ở trên cho đến khi ngập hẳn sung thì thôi. Bước 3: Sau khi muối xong, các bạn để hũ sung muối nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao. Thời gian muốn khoảng 3 ngày là có thể lấy ra sử dụng được rồi. Thành phẩm Sung muối có màu vàng ruộm đẹp mắt, ăn giòn ngon mà không bị chát. Tham khảo: Cách làm sung muối
Ăn vịt kiêng kỵ gì Mối quan tâm chung của nhiều chị em nội trợ và những người luôn có thói quen chú ý giữ gìn sức khỏe là ăn thịt vịt kỵ gì. Món thịt vịt thơm ngon lại có giá trị dinh dưỡng cao, rất thích hợp với bữa cơm gia đình. Do đó, nó trở thành loại thực phẩm phổ biến, rất được nhiều chị em nội trợ ưa thích sử dụng. Tham khảo: Chăm sóc sức khỏe Tuy nhiên, không thịt vịt ăn với gì cũng được, chế biến thế nào cũng tốt hay ai cũng có thể thưởng thức món ngon từ thịt vịt. Một số mốn nổi tiếng có thể kể đến như: Vịt om sấu, vịt xào lăn, tiết canh vịt... Chị em cần chú ý chế biến đúng cách, biết cái nào có thể kết hợp nấu cùng thịt vịt, cái nào không. Hay khi trong nhà có thành viên không hợp ăn thịt vịt thì cũng nên hạn chế các món ăn này lại để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà. Hãy cùng tìm hiểm vấn đề thịt vịt kỵ gì qua bài viết dưới đây! Dinh dưỡng từ món thịt vịt Thit vịt có chứa nhiều calo, protein, các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người như canxi, lipit, protit, phốt pho, kẽm và chứa hàm lượng không nhỏ các loại vitamin A, B, E, …K Không chỉ vậy, thịt vịt theo Đông y có tác dụng tư âm, dưỡng vị, tiêu thũng và giải độc, rất tốt cho sức khỏe. Thịt vịt còn có khả năng hỗ trợ vấn đề sinh lý yếu cho cả nam và nữa, tốt cho việc bổi bổ cơ thể suy nhược, làm giảm phù nề… Ăn thịt vịt kỵ gì? Chị em cần nắm được một số thông tin liên quan đến vấn đề ăn thịt vịt kỵ gì để có thể đảm bảo tốt vấn đề sức khỏe của cả nhà. Một số thực phẩm mà chị em không nên nấu cùng với thịt vịt như: Ba ba – giải đáp cho câu hỏi ăn thịt vịt kỵ gì Ba ba và thịt vịt đều là hai loại thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng lại kỵ nhau. Do đó, nếu nấu chung thịt vịt và ba ba, người ăn có thể bị tiêu chảy hoặc phù thũng. Ngoài ra, trong ba ba có rất nhiều hoạt chất sinh học có khả năng làm biến chất chất đạm hoặc giảm giá trị dinh dưỡng của thịt vịt xuống. Tỏi Đây là một loại gia vị rất thông dụng trong bếp của gia đình Việt. Tỏi có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và được sử dụng trong rất nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, với những món từ thịt vịt thì chị em nhất định không nên cho thêm tỏi dưới bất kỳ dạng nào. Tỏi có tính nóng, là gia vị đại nhiệt. Trong khi đó, thịt vịt lại tính hàn. Sự kết hợp giữa thịt vịt và tỏi là rất đại kỵ. Nó ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và đường ruột của cơ thể. Ăn thịt vịt kỵ gì - Quả mận Quả mận có vị chua chua, ngọt ngọt, thịt mận màu đỏ tía vừa giòn vừa mềm. Tuy ăn rất ngo nhưng mận lại khiến người ăn bị nóng. Nếu ăn kèm với thịt vịt hoặc ăn với thời gian quá sát nhau thì sẽ khiến cơ thể bị chướng bụng, khó tiêu. Do đó, người ta thường tránh ăn thịt vịt chung với quả mận, đảm bảo cho hệ tiêu hóa không bị ảnh hưởng. Ai không nên ăn thịt vịt Ngoài việc nắm được thông tin ăn thịt vịt kỵ gì trong quá trình nấu nướng, ăn uống thì người dùng cũng nên biết những đối tượng nào không nên sử dụng nhiều thịt vịt. Các đối tượng này bao gồm: Những người đang bị ho Trong thịt vịt có chứa chất tanh, rất có hại cho những người đang bị ho. Chất tanh khiến cho đường hô hấp của người bệnh càng khó hoạt động hơn. Do đó, ăn thịt vịt khiến cho bệnh ho càng lâu khỏi và có thể trở nên trầm trọng hơn. Người đang bị cảm lạnh Tính hàn trong thịt vịt có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể rất hữu hiệu. Tuy nhiên, với người đang bị cảm lạnh thì không nên ăn thịt vịt. Thực phẩm mang tính hàn này sẽ khiến cho bệnh nhân bị lạnh bụng, nếu nặng có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Nếu như bệnh nhân còn bị ho thì triệu chứng ho càng lâu khỏi hơn. Người có thể trạng hàn lanh Những người có thể trạng hàn lạnh được khuyên không nên sử dụng nhiều thịt vịt trong các bữa ăn hàng ngày dù đây là một món ăn rất giàu dinh dưỡng. Nó khiến cho nguy cơ thường xuyên bị lạnh bụng, dẫn đến tình trạng chán ăn, tiêu chảy và nhiều vấn đề về hệ tiêu hóa khác nghiêm trọng hơn. Người có hệ tiêu hóa kém Trong thịt vịt cũng có chứa hàm lượng chất béo khá cao. Những người có hệ tiêu hóa kém, thường xuyên bị chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy không nên ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng chất béo động vật cao như thịt vịt. Người có bệnh gout Protein và purin trong thịt vịt có hàm lượng rất cao. Khi sử dụng thịt vịt, lượng axit uric trong cơ thể sẽ được sản sinh nhiều hơn, khiến cho những người bị bệnh gout thêm đau đớn. Do đó, người đang mắc bệnh gout không nên sử dụng thịt vịt. Người có bệnh về xương khớp Những loại thực phẩm có tính hàn nói chung và thịt vịt nói riêng rất có hại cho những người có vấn đề về xương khớp. Tính hàn sẽ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, các khớp xương sẽ càng thêm đau nhức. Hi vọng rằng qua bài viết về ăn thịt vịt kỵ gì trên đây, chị em đã hiểu rõ được những loại thực phẩm mà mình nên chú ý tránh sử dụng trong quá trình chế biến thịt vịt. Đồng thời cũng sẽ có kế hoạch sử dụng loại thực phẩm này một cách phù hợp với sức khỏe của các thành viên trong gia đình mình. Chúc các bạn thành công! Tham khảo: Ăn thịt vịt kỵ gì
Trong cách làm mì Ý thì không thể thiếu khâu luộc mì. Đây là công đoạn quyết định đến sự thành công của món mì. Bạn phải luộc mì đủ độ chín chứ không được chín quá cũng không được sống. Bởi nếu sợi mì còn sống hay quá nát hhoặc quá dai sẽ khiến món mì Ý của bạn thất bại. Tham khảo: Cách làm mì ý Công đoạn luộc mì Ý không quá cầu kỳ nhưng đòi hỏi bạn phải có sự tinh tế và khéo léo. Do đó, hãy cùng tìm hiểu các bước luộc mì Ý dưới đây. Bước 1: Chú ý tỷ lệ lượng nước để luộc mì Bạn cần chuẩn bị một chiếc chảo lớn, sau đó cho khoảng 4 lít nước vào nồi. Với 4 lít nước, bạn có thể luộc được 1 kg mì. Do đó, tùy thuộc vào số lượng mì cần luộc nhiều hay ít mà bạn điều chỉnh mức nước sao cho phù hợp. Lý do nên dùng một chiếc chảo lớn để luộc mì nhằm đảm bảo các sợi mì không bị dính vào nhau. Nhờ đó, khi mì chín vẫn giữ được hình dạng đẹp mắt. Bước 2: Tiến hành luộc mì Khi nước sôi thêm một chút muối và nửa thìa dầu ăn vào nồi. Nhờ dầu ăn sẽ giúp sợi mỳ trơn, không bị dính, muối sẽ giúp mỳ có hương vị ngon hơn. Cho sợi mì Ý cần chế biến vào nồi, cho từ từ tránh để các sợi mì bị gãy nát. Để mì trong nước khoảng 15-20 phút, dùng đũa khuấy đều để mì chín hết. Sau đó, đổ sợi mì đã chín ra rổ thưa và để ráo nước. Lưu ý khi luộc sợi mì Để quá trình luộc mì đạt chuẩn, bạn cần tuân thủ những lưu ý sau: Tùy vào kích thước sợi mỳ mà bạn có thể điều chỉnh thời gian luộc sao cho phù hợp. Nếu sợi mỳ có kích thước lớn thì nên kéo dài thời gian nấu thêm khoảng 3-5 phút để sợi mỳ có thể chín. Trong trường hợp bạn làm món mỳ Ý sốt hải sản thì nên luộc mỳ dai một chút. Bởi khi chế biến thêm các loại sốt vào sợi mỳ sẽ làm mỳ có độ mềm vừa phải. Như vậy, khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngon, độ mềm dai dai của mỳ hơn.
Nước chấm chân gà sền sệt kiểu mới Chân gà là một món ăn dân dã được rất nhiều người yêu thích, nhưng dù là chân gà luôc, chân gà nướng hoặc chân gà ngâm sả tắc thì bạn vẫn cần đến một loại nước chấm phù hợp thì mới có thể cảm nhận hết hương vị tuyệt vời của nó. Bên cạnh rất nhiều loại nước chấm truyền thống trong văn hóa ẩm thực Việt thì hôm nay, mình sẽ mang đến cho bạn một cách pha nước chấm chân gà sền sệt kiểu mới cực ngon, cực lạ miệng và hấp dẫn. Chắc chắn rằng với sự biến tấu này, cả nhà bạn sẽ trầm trồ khen ngợi vì những chiếc chân gà luộc bỗng dưng ngon miệng hơn rất nhiều đấy nhé. Nước chấm được coi là linh hồn của các món ăn và món chân gà nào cũng vậy, nếu thiếu đi bát nước chấm thì chắc chắn món ăn sẽ không được thơm ngon trọn vị nữa. Vậy món chân gà luộc, chân gà ngâm, chân gà chiên cần loại nước chấm nào? Giờ thì hãy chuẩn bị ngay nguyên liệu và vào bếp thực hiện pha nước chấm chân gà sền sệt kiểu mới này cùng với mình nhé! Xem thêm: Món ngon mỗi ngày Cách 1: Pha nước chấm chân gà sền sệt hấp dẫn Nguyên liệu pha nước chấm chân gà Sữa tươi: 5 thìa cà phê Thuốc bắc: 1 gói (Bạn có thể mua gói thuốc bắc chuyên để nấu lẩu gà ở ngoài tiệm tạp hóa nhé) Đường: 4 thìa cà phê Bột canh: 2 thìa cà phê Quất: 5 quả Ớt: 5 quả Hạt tiêu Các bước thực hiện pha nước chấm chân gà Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Với gói thuốc bắc, sau khi mua về, bạn bóc ra rửa sạch rồi cho vào nồi cùng với một chút nước lọc. Sau đó, bạn bắc nồi lên bếp đun sôi, mục đích là để lấy một chút mùi thơm và hương vị của thuốc bắc. Đun xong, bạn tắt bếp và để cho nước thuốc bắc nguội đi nhé. Với quất, bạn bóc lấy phần vỏ của nó, rửa sạch rồi để ra rổ cho ráo nước. Khi vỏ quất đã ráo, bạn chỉ việc thái nhỏ ra nữa là xong. Còn với ớt tươi, bạn rửa sạch, bỏ bớt hạt rồi thái nhỏ ra giống như vỏ quất nhé. Bước 2: Tiến hành làm nước chấm chân gà kiểu mới Trước tiên, bạn chuẩn bị một chiếc bát con. Tiếp đến, bạn cho vào bát con đó khoảng 5 thìa sữa tươi, 2 thìa nước thuốc bắc, 4 thìa đường, 2 thìa bột canh. Sau đó, bạn trộn đều tất cả lên. Lưu ý là phải đánh thật kỹ để hỗn hợp dần trở nên đồng nhất thành một hỗn hợp sền sệt nhé. Cuối cùng, bạn cho hỗn hợp vỏ quất và ớt tươi đã thái nhỏ vào bát nước chấm, trộn đều lên một lần nữa là xong. Vỏ quất cho vào với mục đích là để bát nước chấm trở nên thơm hơn nhiều nữa đấy. Bên cạnh nước chấm chân gà sền sệt bên trên, còn một số cách làm nước chấm chân gà ngon mà bạn có thể làm đó là: làm tiết gà chấm chân gà, Hay pha muối tiêu ớt chanh chấm cũng ngon không kém. Cách 2: Cách làm nước chấm chân gà từ sữa đặc Còn một cách pha nước chấm chân gà sả tắc cũng khá ngon, đó là dùng chính từ quất, vỏ quất cùng kết hợp với sữa đặc. Chuẩn bị nguyên liệu Quất: 5 quả Ớt: 3 quả (sử dụng ớt chín hoặc ớt xanh đều được) 2 tép tỏi 2 thìa đường Nửa thìa hạt tiêu 2 thìa bột canh 1 thìa sữa đặc Các bước làm nước chấm như sau Bước 1. Bạn rửa quất cho thật sạch, sau đó vắt lấy nước, loại bỏ hết hạt, cắt phần vỏ quất cho thật nhỏ. Ớt và tỏi bạn cũng rửa sạch rồi băm nhỏ luôn. Bước 2. Cho tất cả các nguyên liệu như tỏi ớt, đường, tiêu, bột canh, sữa, vỏ tắc vào chung với nước tắc và khuấy lên cho thật đều. Lưu ý: Các bạn có thể không cần băm nhỏ cho tất cả những nguyên liệu trên vào máy xay sinh tố cũng được. Vậy là bạn đã có một món sốt chấm chân gà sả tắc cực kỳ ngon rồi. Lời kết Đơn giản vậy thôi là bạn đã hoàn thành xong cách pha nước chấm chân gà sền sệt kiểu mới cực ngon này rồi đấy. Với bát nước chấm như thế này, chắc chắn rằng hương vị của món chân gà sẽ trở nên khác lạ và hấp dẫn hơn rất nhiều. Ngoài ra, bạn có thể thay thế nước thuốc bắc bằng ớt xanh xay nhuyễn để biến tấu thành một kiểu nước chấm khác dùng để chấm hải sản rất ngon nữa đấy nhé. Chúc bạn thành công với cách pha nước chấm này và đừng quên chia sẻ bí quyết, kinh nghiệm của mình cho bạn bè, người thân nữa nhé. Tham khảo: Cách pha nước chấm chân gà sền sệt kiểu mới
Bơ là một trong những loại trái cây chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng, tốt cho mọi đối tượng. Nhưng liệu ăn bơ buổi tối có tốt không? Từ xưa đến nay, bơ luôn được xem là loại quả giàu dinh dưỡng, đặc biệt tốt cho bà bầu và trẻ nhỏ nên nhiều người rất thích ăn bơ, cố gắng ăn thật nhiều và ăn bất cứ lúc nào rảnh rỗi. Thậm chí một số người còn thường xuyên ăn bơ vào buổi tối trước khi đi ngủ. Vậy, ăn bơ buổi tối có tốt không? Chắc chắn bài viết này sẽ giúp bạn giải tỏa sự thắc mắc của mình. Thành phần dinh dưỡng của quả bơ Bơ với tên khoa học là Persea Americana, là một loại quả có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Mexico, được cả thế giới biết đến với hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng chất béo cao hơn hẳn so với các loại quả khác. Theo các nghiên cứu dinh dưỡng thì trong 100g thịt quả bơ có chứa đến 15% là chất béo, 8.5% Carbohydrate (chất xơ là chủ yếu), 2% protein, 20% Folate, nhiều loại vitamin (26% vitamin K, 17% vitamin C, 10% vitamin E…) và khoáng chất (14% Kali…). Nhờ những thành phần dưỡng chất tuyệt vời như vậy mà quả bơ được đánh giá nằm trong danh sách các “siêu thực phẩm” cho sức khỏe. Ăn bơ vào buổi tối có tốt không? Mặc dù rất bổ nhưng nhiều người thắc mắc ăn bơ vào buổi tối có tốt không vì hầu hết mọi người thường ăn uống bổ sung và chăm sóc sức khỏe vào buổi tối với nhiều thời gian rảnh rỗi. Nên hay không việc ăn bơ vào buổi tối Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyên thì tuyệt đối không nên ăn bơ vào buổi tối vì sẽ gây phản tác dụng, không những không mang lại nhiều lợi ích như mong đợi mà còn có thể gánh chịu các hệ quả khôn lường. Lý do không nên ăn bơ vào buổi tối Theo lý giải của các chuyên gia thì hàm lượng chất béo thực vật có trong quả bơ sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. Do đó, lượng mỡ thực vật nguyên chất không được chuyển hóa sẽ tích tụ dần khiến huyết áp tăng và gây tăng cân nhanh chóng. Ăn bơ vào buổi tối có tốt không? Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời rồi. Ăn bơ rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn bơ không đúng cách và không đúng thời điểm sẽ gây hại cho cơ thể đấy nhé. Bà bầu ăn bơ buổi tối có tốt không? Như đã phân tích ở trên về việc ăn bơ buổi tối thì câu trả lời là không nhưng liệu với bà bầu có tồn tại trường hợp ngoại lệ. Liệu rằng bà bầu ăn bơ buổi tối có tốt không? Hãy cùng đi tìm lời giải nhé. Tại sao ăn bơ tốt cho bà bầu? Bơ là loại quả rất giàu dinh dưỡng. Riêng với bà bầu, ngoài những tác dụng sức khỏe tuyệt vời như một người bình thường có thể nhận được thì bà bầu ăn bơ thường xuyên còn có thêm nhiều tác dụng khác nữa. Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng thì bà bầu nên ăn bơ trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Hàm lượng Folate dồi dào trong quả bơ được đánh giá có giá trị rất tốt cho sự phát triển của thai nhi trong bụng, giúp giảm nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh bẩm sinh. Bên cạnh đó, Vitamin B, Vitamin C trong quả bơ giúp thúc đẩy sự phát triển não bộ của trẻ; Vitamin B6 giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cả mẹ cả bé, đồng thời giảm thiểu tình trạng ốm nghén của các mẹ bầu; Vitamin A cùng protein, các khoáng chất, chất xơ có trong loại quả này còn giúp tăng cường sức khỏe của mẹ bầu và kích thích sự phát triển tự nhiên của thai nhi. Bà bầu có nên ăn bơ vào buổi tối? Ăn bơ buổi tối có tốt không cho bà bầu là một vấn đề cần được giải đáp. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì không chỉ người bình thường mà bà bầu cũng không nên ăn bơ vào buổi tối, kể cả sau bữa cơm tối. Hàm lượng chất béo cao trong quả bơ khi không được chuyển hóa sẽ tích tụ khiến mẹ bầu tăng cân nhanh chóng, kéo theo đó là dễ tăng huyết áp. Trong khi đó, việc tăng cân quá nhanh dẫn đến bệnh lý tiểu đường thai kỳ là tình trạng cực kỳ nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Chính vì vậy, tốt nhất là bà bầu nên ăn bơ vào buổi sáng hoặc buổi chiều, ăn trước bữa ăn từ 1 – 2 tiếng nhé. Bà bầu ăn bơ buổi tối đã có câu trả lời. Vậy còn đối với trẻ nhỏ thì sao? Có nên cho trẻ ăn bơ vào buổi tối? Nếu mẹ bầu hay người bình thường đều không nên ăn bơ vào buổi tối thì có nên cho trẻ ăn bơ vào buổi tối? Liệu đây có phải là một trường hợp ngoại lệ? Cùng NGON tìm hiểu tiếp nhé. Trẻ nhỏ ăn bơ tốt như thế nào? Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định các dưỡng chất trong quả bơ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Quả bơ không chỉ cung cấp nguồn dưỡng chất thiết yếu cho bé như protein, chất béo, chất xơ, axit folic, vitamin, khoáng chất… giúp bé luôn khỏe mạnh mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh tật, hỗ trợ tiêu hóa tốt và đặc biệt là thúc đẩy sự phát triển vượt trội của trí não nữa. Có nên cho trẻ ăn bơ vào buổi tối hay không? Ăn bơ buổi tối có tốt không đối với trẻ nhỏ? Các chuyên gia khẳng định bố mẹ nên thường xuyên cho bé ăn bơ, nhưng không nên cho bé ăn vào buổi tối mà nên ăn vào ban ngày, tốt nhất là ăn buổi sáng để cơ thể hấp thu tốt nhất các dưỡng chất. Nếu bé thường xuyên ăn bơ vào buổi tối thì lượng calo và dinh dưỡng dồi dào không được hấp thu và chuyển hóa hết sẽ khiến bé bị khó tiêu, đầy bụng, chướng hơi rất khó chịu, thậm chí còn gây tổn hại cho dạ dày của bé nữa đấy nhé. Tạm kết Từ trước đến nay, ăn bơ buổi tối có tốt không luôn là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ, các mẹ bầu và các ông bố bà mẹ bởi họ luôn lo lắng cho sức khỏe của bản thân và con cái. Nhưng giờ đã có câu trả lời rồi. Hy vọng bạn sẽ biết cách sắp xếp để bổ sung bơ và các món ăn chế biến từ bơ vào thực đơn ăn uống hằng ngày một cách phù hợp nhất để mang lại giá trị tuyệt vời cho sức khỏe nhé.
Bò kho từ đâu đã trở thành món ăn quen thuộc của người Việt nhưng không kém phần hấp dẫn. Để nói về nguồn gốc của bò kho thì không phải ai cũng biết. Cách nấu món bò kho cảm thấy đâu đó vẫn lạ lẫm với người dân miền Bắc, ngay cả mình trước đây khi nói đến bò kho mình vẫn đau đó nhầm sang món thịt bò sốt vang. Món bò kho ngon được xuất phát từ những thưở Sài Gòn còn đơn sơ chân chất, từ thời đất nước ta vẫn còn trong thời kì Pháp thuộc. Thuở đó, người Sài Gòn rất chuộng cái “thói ăn rong” ngồi lê đôi gánh bên góc phố và người bán cũng tận dụng cơ hội đó mà “đóng đô” trên những góc đường để buôn bán, thế là đâu đâu cũng có những khu vực đông đúc người qua lại kiếm tìm món ăn cho sở thích của mình. Vì thế, bò kho “tận dụng” cơ hội ấy và nhanh chóng hòa nhập để trở thành một món quen thuộc đến gây nhớ thương cho người Sài Gòn. Bò kho được “khai sinh” từ những thuở Pháp thuộc, bò kho dạo “đa số” được người bán nấu trên chiếc xoong to ơi là to, rồi quăng lên hai gánh vai mà gánh đi bán ở góc phố, lề đường. Thịt bò thời bao cấp đó là thịt vụn chứ nào có là thứ thịt được cắt vuông vức vừa đẹp mắt vừa ăn đầy chất lượng như bây giờ. Ăn thịt dạo đó chỉ là ăn cho thòm thèm, chẳng bỏ răng. Còn phía “thiểu số” là khi mà món bò kho ở một đẳng cấp khác, của những người “thưởng thức” thuộc tầng lớp xa hoa, được nấu theo cách sang trọng, với miếng thịt chất lượng hơn gấp nhiều lần! Tuy nhiên kiểu nào mà chẳng ngon, ngon ở đây không nằm ở sự sang trọng hay cung cách ăn mà nằm ở món ăn chất lượng theo kiểu cách ăn hoàn toàn khác biệt của người thưởng thức. Đối với họ, như thế ngon là được! Quả thật nói không ngoa khi bảo rằng bò kho là món ăn “quốc túy quốc hồn” của người Việt Nam ta, bởi vì đây là món ăn vô cùng quen thuộc trong kho tàng ẩm thực truyền thống của người dân Việt, đặc biệt là người dân Sài Gòn. Quý là quý ở cái danh xưng đơn sơ mộc mạc của bò kho, như hằng sa số các món ăn khác của người dân ta, cứ thản nhiên mà gọi cá kho, gà kho, thịt kho,… ấy thế bò kho cũng được gọi cho cái tên gần gũi như thế. Nghe cái tên bò kho là thế, nhưng bò kho lại được nấu theo công thức hầm – là những bậc nội trợ chắc ai cũng phải biết – mà phải là hầm thật lâu thật kĩ cơ. Thời gian hầm phải ít nhất là 2 tiếng mà phải kĩ ở mức độ ngọn lửa, lúc phải cho thật to, lúc phải lo liêu xiêu chút ánh lửa để giữ cho món được lắng đọng những tinh hoa của sự hào quyện các gia vị với nhau. Cách nấu bò kho ngày nay có quán hàng cụ thể, nhiều quán vẫn dùng cái chất bò kho xưa để nấu và bán, giữ cho chút hồn của Sài Gòn xưa còn đọng lại ở tô bò kho. Tuy nhiên, với cuộc sống xã hội ngày càng thay đổi, con người ta dễ dàng cũng bị thay đổi theo lúc nào không hay. Có những chủ quán bán bò kho thêm thắt những phẩm màu độc hại để tạo màu sắc nhân tạo cho món ăn, dùng nguyên liệu không rõ nguồn gốc,… tất cả chỉ vì việc kinh doanh lấy tiền đề chạy theo lợi nhuận. Để rồi mất đi cái chất truyền thống vốn có của món bò kho “quốc túy quốc hồn”! Ngày nay kiếm tìm được một quán bò kho chất lượng ngon lành để mà ghé xuyên suốt là một điều khó lắm. Mà đã tìm được quán quen thuộc ăn hợp khẩu vị là cứ ăn hoài mãi thôi, có lẽ vì món bò kho mà mình ăn càng quen thì càng thân thương gần gũi. Tham khảo cách nấu tại: https://ngonaz.com/cach-nau-bo-kho/
Trong nước cốt dừa có hàm lượng chất béo cao nên rất nhanh bị hỏng. Nước cốt dừa tự làm cần được bảo quản cẩn thận tránh bị thiu, có mùi rất khó chịu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu dùng: - Để bảo quản tốt nhất các bạn nên cho vào hũ thủy tinh đậy được kín nắp sau đó để vào ngăn mát tủ lạnh. - Thời gian sử dụng nước cốt dừa khoảng 2-3 tuần. Nước cốt dừa dùng để làm gì - Trong ẩm thực + Nước cốt dừa là một trong những nguyên liệu cần thiết trong những món ăn vặt như: Bánh, kẹo. Món chè hoặc sinh tố rất cần nước cốt dừa để tạo màu đẹp mắt, tạo hương vị, tạo độ béo ngậy hơn cho món ăn vặt. Ví dụ các loại chè ngọt sử dụng nước cốt dừa: chè bưởi, chè bắp, chè đậu xanh bột báng, chè đậu xanh phổ tai, chè bánh lọt bà ba, chè chuối chưng, chuối xào dừa, chè đậu trắng, chè đậu phộng hoặc trong cách làm kem chuối... + Bên cạnh đó, nước cốt dừa còn được dùng trong chế biến món ăn mặn: món kho, món hấp - Trong làm đẹp Nước cốt dừa còn được sử dụng như một chất hỗ trợ làm đẹp hiệu quả dành cho các chị em phụ nữ. Người ta thường sử dụng nước cốt dừa: + Là sản phẩm dưỡng da + Tác dụng dưỡng tóc tuyệt vời + Hỗ trợ việc chống nắng hiệu quả hơn + Tác dụng hữu ích việc giảm mỡ, tạo cơ bắp. Tác dụng của nước cốt dừa - Hỗ trợ giảm cân. - Tăng cường hệ miễn dịch. - Ngăn ngừa loét dạ dày. - Thúc đẩy sức khỏe tim. - Giảm huyết áp. - Kiểm soát bệnh tiểu đường. - Chống viêm. - Bảo vệ hệ tiêu hóa. Lưu ý: Nên sử dụng có chừng mực, chánh lạm dụng vì cốt dừa cũng góp phần dẫn tới tăng cân do chúng chứa nhiều calo và chất béo. Nếu bạn bị dị ứng với dừa thì không nên sử dụng tiếp, nếu sử dụng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tham khảo: https://ngonaz.com/cach-nau-nuoc-cot-dua/
Sữa chua là gì? Phân biệt sữa ăn và sữa uống Qua nghiên cứu, tìm hiểu thông tin mình xin chia sẻ lại như sau: Theo tổ chức WHO định nghĩa sữa chua là thực phẩm dinh dưỡng từ sữa được tạo ra bằng quá trình lên men lactic nhờ tác động của loại vi sinh Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus có trong sữa. Sữa chua sống được định nghĩa là sữa được lên men bởi vi khuẩn có lợi và loại vi khuẩn này vẫn sống tiếp tục trong thời điểm cơ thể tiêu thụ. Hiện nay không mấy khó khăn khi mua được nhiều loại sữa chua. Tuy nhiên, các loại sữa chua bán túi chỉ đơn thuần là món ăn vặt thuần túy được chế biến từ sữa đặc. Thành phần chủ yếu của những loại sữa chua ngày là sữa bò đặc, đường, trái cây và và nguyên liệu khác. Do đó, chắc chắn một điều rằng giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của các loại sữa chua này là không cao. Vậy nên những cách làm sữa chua khác nhau cũng chỉ biến tấu, làm phong phú thêm khẩu vị thưởng thức của mọi người. Các nhà sản xuất thường cấy vi khuẩn vào sữa chua yaourt ở một giai đoạn sản xuất nào đó, chứ không tạo môi trường sống cho vi khuẩn. Như vậy các vi khuẩn không thể sống lâu đủ để vào cơ thể bạn và giúp ích cho hệ tiêu hóa. Phân biệt sữa chua uống và sữa chua ăn Hiện nay trên thị trường có hai loại sữa chua: Sữa chua ăn và sữa chua uống. Tuy nhiên, do sự xuất hiện của sữa chua uống nên nhiều bạn không biết nên lựa chọn loại nào thì tốt hơn? Và sự khác nhau của chúng là gì? Điểm giống nhau Cả hai loại sữa ăn và sữa chua uống đó là đều được làm từ sữa, chứa nhiều vi khuẩn có lợi, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Điểm khác nhau Về hình dạng Đầu tiên sữa chua để uống có dạng lỏng, màu hơi đục, trông như sữa nhưng lại có vị chua hơn còn sữa chua ăn sẽ khá đặc sệt. Về thành phần Sữa chua uống được làm từ sữa bò tươi thơm ngon cùng hàm lượng dưỡng chất dồi dào. Bên cạnh đó, loại thức uống này còn được bổ sung thêm Prebiotic, hợp chất tạo ra môi trường tốt để thúc đẩy các vi sinh có lợi phát triển mạnh trong đường ruột. Sữa chua ăn với các thành phần chính là protein, canxi, vitamin A, vitamin B cùng các khoáng chất cần thiết cho đường ruột. Đối tượng sử dụng Vì là dạng sữa hơi đặc, nên sữa chua uống chỉ thích hợp với những trẻ em có tuổi từ 1 trở lên. Còn các bé từ 6 tháng tuổi là đã có thể dùng sữa chua ăn được rồi. Nhưng để sử dụng sữa chua mua sẵn làm cái để làm sữa chua thì các bạn nên chọn sữa chua ăn nhé. Tham khảo: https://ngonaz.com/
Cánh gà là bộ phận của cả một con gà. Cũng tương tự như chân gà, có thể chế biến được rất nhiều những món ăn ngon. Những món ngon này vừa có thể ăn với cơm hoặc làm đồ ăn vặt cũng đều hấp dẫn. Nếu bạn đang thắc mắc không biết cánh gà làm món gì ngon thì hãy tham khảo danh sách dưới đây. Cánh gà chiên giòn ăn kèm xà lách Cánh gà chiên giòn là một món ăn không những dễ trong cách làm mà còn rất được lòng người thưởng thức. Với các tín đồ thích các món ăn được chế biến từ thịt gà thì đây quả là một món ăn không thể nào bỏ qua nhất là khi món cánh gà chiên giòn được ăn kèm với xá lách trộn thì quà là một lựa chọn không gì tuyệt vời hơn cho bữa cơm gia đình của bạn. Cánh gà chiên mắm Thật thiếu sót khi không liệt kê món cánh gà chiên mắm trong danh sách món ngon từ cánh gà. Các bạn đã từng thưởng thức qua nhiều món ăn được làm từ cánh gà. Vậy thì hãy dành thời gian thử món cánh gà chiên mắm kiểu mới này nhé, bảo đảm ăn ngon hơn cánh gà chiên mắm truyền thống đấy các bạn ạ! Tham khảo: Món ngon từ cánh gà Cánh gà chiên giòn Nếu món cánh gà với lớp da giòn bên ngoài, ngọt thịt bên trong luôn là món ăn yêu thích của những đứa bé nhà bạn thì hãy học ngay cách làm món cánh gà chiên giòn như KFC nhé. Với những bước chế biến đơn giản thì bạn đã có thể làm ra một món ăn ngon miệng mà lại an toàn cho sức khỏe “thiên thần nhỏ” của bạn. Cánh gà nướng mật ong Các món ngon như cánh gà chiên nước mắm, cánh gà tẩm bột chiên giòn, hay cánh gà rang muối đều có thể tìm thấy ở nhiều nhà hàng, quán ăn. Với một chút biến tấu trong cách chế biến, cánh gà nướng mật ong là món ăn không chỉ ngon mà còn mang đến cho người thưởng thức nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Cánh gà nướng xì dầu Món cánh gà nướng xì dầu đậm đà theo kiểu Trung Quốc này rất thích hợp để đổi món cho bữa cơm gia đình bạn. Cuối tuần làm món ăn lạ miệng này cho cả nhà cùng thưởng thức nhé! Cánh gà nướng mật ong và mù tạt Gà nướng mật ong mù tạt là món ăn được nhiều trẻ em yêu thích, vói hương vị thơm ngon cực độc đáo. Đặc biệt, cách làm gà nướng mật ong mù tạt đơn giản và không tốn nhiều thời gian, do đó các mẹ nên học cách làm món ăn này để thỉnh thoảng trổ tài làm cho bé yêu nhà mình thưởng thức nhé. Cánh gà om cô ca Cánh gà là nguyên liệu được dùng rất nhiều cách để chế biến. Trong đó cánh gà om coca là món ăn khá mới lạ nhưng vô cùng ngon về hương vị lẫn màu sắc bạn cũng nên làm thử để thưởng thức nhé. Cánh gà quay nước cốt dừa Cánh gà quay nước cốt dừa là món ăn hấp dẫn. Từng chiếc cánh gà vàng ươm, giòn giòn thơm nức mùi nước dừa beo béo. Khi ăn sẽ tạo nên một hương vị thật tuyệt vời. Cánh gà sốt nấm Món ăn này tặng cho những bạn thích ăn cánh gà nhưng chưa biết nên nấu như thế nào. Cánh gà sốt nấm thơm ngon vị nấm hương, phần cánh gà thịt ngọt lại mềm. Vừa có thể lai rai như một món nhậu vừa có thể làm món chính để ăn cùng cơm nóng đó nha. Bạn hãy trổ tài nấu ăn của mình làm những món ăn ngon hấp dẫn này cho gia đình thưởng thức nha. Chúc các bạn thành công và ngon miệng với những món cánh từ cánh gà siêu đậm vị này nhé! Xem nhiều công thức tại: https://www.buymeacoffee.com/kienthucchung/