Hiện nay mức độ cạnh tranh của các thương hiệu làm đẹp cực kỳ gay gắt và khốc liệt. Với một thương hiệu thẩm mỹ nổi tiếng như Kangnam chắc chắn không thiếu những đối thủ muốn vượt mặt qua. Do lối cạnh tranh không lành mạnh của các đối thủ, Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam đã bị mang tiếng xấu với tin đồn “Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam lừa đảo” . Thứ 1: Tung tin đồn nhảm nhằm hạ bệ thương hiệu khác Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vốn dĩ là điều hết sức bình thường trên thương trường thẩm mỹ. Tuy nhiên, việc lợi dụng tung tin đồn nhảm, thất thiệt lại gây ra nhiều tác động tiêu cực không chỉ bôi nhọ danh dự của một thương hiệu khiến khách hàng cảm thấy hoang mang và mất niềm tin vào thị trường. Tmv Kangnam lừa đảo hay không đã được đính chính trên tờ báo VTC New Qua các cuộc điều tra của cơ quan chức năng có thể thấy, thủ đoạn của các đối thủ "chơi bẩn" ngày càng tinh vị thậm chí là bỏ ra hàng chục triệu đồng chỉ để thuê nhóm truyền thông "giật tít, câu view" viết một số tin tức bịa đặt, sai sự thật nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín của thương hiệu Kangnam. Thức tế, truyền thông cũng đã phải đính chính và khẳng định đây thông tin thẩm mỹ viện Kangnam lừa đảo là hoàn toàn sai sự thật. Vì muốn tranh giành thị trường mà không ít người sẵn sàng dựng chuyện “từ không thành có” để làm hại đến đối thủ. Ngay trên tờ báo VTC NEW với tiêu đề"Thẩm mỹ viện Kangnam bị đối thủ chơi xấu" cũng đã phản ánh khá rõ về vụ việc này. Không riêng gì Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam bị cho là lừa đảo mà hầu như tất cả các thương hiệu lớn khác như Thu Cúc, JW, Bích Nguyệt...đều bị mang tiếng xấu này thế nhưng họ vẫn đứng vững nhờ sự uy tín của mình. Hơn lúc nào hết, các cơ quan chức năng cần thắt chặt quản lý thông tin nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp, đặc biệt tránh gây những tổn thất nặng nề cho các đơn vị làm ăn chân chính. Thứ 2: Mượn danh thương hiệu Kangnam lừa đảo khách để trục lợi Bạn chỉ cần gõ cụm từ tìm kiếm Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam trên facbook ngay lập tức sẽ hiển thị ra rất nhiều fanpage khác nhau đều chung 1 tên thương hiệu Kangnam. Tình trạng lập tài khoản Facebook mạo danh cá nhân, tổ chức hoặc lập trang thông tin điện tử để bôi xấu hoặc trục lợi là khá phổ biến. Nham nhảm hiện tượng nhái thương hiệu Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam trên kênh facbook Nhiều nơi giả danh hoặc nhái lại giao diện, logo thương hiệu của Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam nhằm lừa đảo, kiếm lời từ khách hàng hoặc bôi xấu uy tín của đơn vị này. Thậm chí, nhiều trung tâm thẩm mỹ còn lập nên website bán hàng “ăn theo” tên tuổi của Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam cung cấp những loại hình dịch vụ thẩm mỹ kém chất lượng. Điều này làm dấy lên con sóng khiến nhiều người nghi ngại không biết tmv Kangnam lừa đảo có đúng sự thật? Giao diện và logo của Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam bị ăn cắp trắng trợn Đại diện Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam cho biết: "Điều này làm chúng tôi đang rất bức xúc, rất cần có một chế tài đủ mạnh, nghiêm minh xử phạt các cá nhân, tổ chức vi phạm. Bởi lẽ, nếu chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính thì sẽ không bao giờ chấm dứt được tệ nạn nhái thương hiệu, ăn cắp bản quyền từ những thương hiệu thẩm mỹ tên tuổi và uy tín tại Việt Nam đang diễn ra phổ biến như hiện nay" Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam tự tin khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường thẩm mỹ đầy cạnh tranh và khó khăn hiện nay. Thứ 3: Mạo danh bác sĩ Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam để lừa đảo, ''moi tiền"? Theo tế, không ít các bác sĩ giả danh, "lấy hơi" thương hiệu có tên tuổi như Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam đã bị bóc mẽ lừa dối khách hàng khiến những tín đồ mê làm đẹp hết sức hoang mang và phẫn nộ. Điển hình như vị bác sĩ có tên V.D mạo danh bác sĩ làm việc tại Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam để quảng cáo "câu khách" nhằm "moi tiền", trục lợi. Trường hợp Chị N.X ( Đồng Nai) đã thực sự bị thuyết phục sau khi nghe vị bác sĩ này tự nhận là bác sĩ làm việc tại Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam, tu nghiệp nhiều năm ở Hàn Quốc. Chị N.X bức xúc chia sẻ kết quả ngực do 1 bác sĩ tự nhận là bác sĩ tại BVTM Kangnam thực hiện Thông tin về bác sĩ mạo danh bác sĩ tại Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam đã được đính chính Tuy nhiên, do bác sĩ trình độ tay nghề kém, không có chuyên môn sâu dẫn đến ca nâng cấp vòng 1 qua đầu ngực của chị N.X gặp phải những biến chứng không mong muốn: ngực bị thâm, tình trạng đau nhức không hề thuyên giảm. Ngay khi đăng hình ảnh và những chia sẻ bức xúc của mình trên trang tâm sự dao kéo, chị N.X mới "tá hỏa" về sự dối trá, lừa đảo của vị bác sĩ phẫu thuật cho mình. Bởi không chỉ có chị N.X mà rất nhiều chị em khác cũng đã từng là nạn nhân của bác sĩ mạo danh này. Nhờ những chia sẻ kinh nghiệm từ cộng đồng làm đẹp, chị mới biết thực tế, Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam hoàn toàn không có cơ sở hoạt động ở Đồng Nai như mạo nhận của ông bác sĩ giả danh. Sự thật về thẩm mỹ viện Kangnam có đúng như tin đồn nhảm tmv Kangnam lừa đảo? Tháng 28/ 11/2016, Thẩm mỹ viện Kangnam chuyển mình chính thức trở thành Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam được Bộ Y tế cấp phép hoạt động chứng nhận đáp ứng đầy đủ các điều kiện y tế theo những tiêu chuẩn về an toàn như: cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng mổ, đội ngũ bác sĩ gây mê, gây tê, chăm sóc hậu phẫu, trực cấp cứu 24/24h... Công khai minh bạch hoạt động hợp pháp Kangnam có đầy đủ giấy tờ pháp lý minh bạch được cấp giấy phép hoạt động số theo thông tư số181/BYT-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 003474/HNO-CCHN. Yếu tố công khai minh bạch, hoạt động hợp pháp đã chứng tỏ rằng, thông tin Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam lừa đảo là hoàn toàn bịa đặt, sai sự thật. Giấy phép hoạt động kinh doanh hợp pháp được cấp phép của Bộ Y tế Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam là thương hiệu lớn mạnh có tên tuổi trên thị trường thẩm mỹ với sự đầu tư lớn về quy mô, trang thiết bị, công nghệ. Tháng 11, năm 2015, KCCS ( Hiệp Hội thẩm mỹ Hàn Quốc) lựa chọn Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam là thành viên chính thức sau khi vượt qua những cuộc kiểm định khắt khe nhất. Các bác sĩ chuyên khoa riêng biệt được cấp giấy phép hành nghề Không chỉ đầu tư về quy mô, cơ sở vật chất và công nghệ, Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam còn quy tụ đội ngũ y, bác sĩ, chuyên gia, y tá lên tới 200 người có bằng cấp, giấy phép hành nghề minh bạch. Các bác sĩ được phân tách theo những chuyên khoa riêng biệt, mỗi bác sĩ sẽ chịu trách nhiệm đảm nhận chuyên sâu trong từng dịch vụ như mắt, mũi, ngực nhằm đảm bảo kết quả thẩm mỹ tốt nhất. Giáo sư Kang Kyoung-Jin - Chủ tịch Hiệp Hội thẩm mỹ Hàn Quốc ( KCCS) cố vấn chuyên sâu với Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam Các bác sĩ chuyên khoa mắt phải kể đến bác sĩ Louis Trần, Toni Nguyễn, chuyên khoa mũi: Thomas Le, Jose Nguyễn cùng sự hợp tác, cố vấn chuyên môn của Giáo sư ( Chủ tịch Hiệp Hội thẩm mỹ Hàn Quốc - KCCS). Lễ ký kết hợp tác toàn diện giữa Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam và Hiệp Hội thẩm mỹ Hàn Quốc ( KCCS) Trích dẫn nhận định từ Chủ tịch Hiệp Hội thẩm mỹ Hàn Quốc KCCS: "Ngay tại thị trường Việt Nam, Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam là thương hiệu thẩm mỹ đạt chất lượng tiêu chuẩn Hàn Quốc qua những cuộc kiểm định khắt khe. Đây cũng là thương hiệu đầu tiên mà chúng tôi tin tưởng, hợp tác toàn diện trong chuyển giao công nghệ và đào tạo chuyên sâu chất lượng đội ngũ bác sĩ. " Thẩm mỹ viện Kangnam lừa đảo hay không? Lắng nghe phản hồi từ chính khách hàng thực tế Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam mang lại cho khách hàng những trải nghiệm làm đẹp hoàn hảo, đúng tiêu chuẩn Hàn Quốc ngay tại Việt Nam nhận được phản hồi rất tốt từ khách hàng. Đặc biệt, Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam hiện đang áp dụng chính sách bảo hành kết quả cho mọi khách hàng nhận được sự đồng tình đánh giá rất cao. Bởi thực tế, không phải đơn vị nào cũng đủ tự tin cam kết bảo hành chất lượng dịch vụ như thương hiệu Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam. Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam lừa đảo có đúng sự thật? Thực tế, trước khi vội kết luận một điều gì đó, bạn đều phải cân nhắc, suy xét kỹ càng để tránh bị “truyền thông bất lương" "dắt mũi” mà không hay biết.